CTCK nói gì về phiên thứ Hai 'đen tối' của chứng khoán Việt Nam?

StockBiz- 26/08/2015

Việc TTCK Trung Quốc rơi mạnh, hay tỷ giá vẫn đang cho thấy bức tranh căng thẳng và nỗi lo về khả năng giải chấp sẽ tiếp tục mạnh... có thể là những nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam lao dốc trong phiên ngày 24/8/2015

Thứ Hai 'đen tối'

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong ngày đầu tuần đã chứng kiến một phiên giao dịch 'tắm máu'. Chỉ số VN-Index để mất 29,37 điểm (-5,28%) xuống còn 526,93 điểm. Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng giảm 4,51 điểm (-5,81%) xuống còn 73,09 điểm.

Phiên hôm nay, hàng loạt các cổ phiếu trụ cột trên thị trường như VCB, SSI, BID, BVH, CTG, KDC, PVD, GAS… đã đua nhau 'nằm sàn'.

Tương tự, các cổ phiếu vừa và nhỏ trong phiên giao dịch hôm nay cũng không nằm ngoài xu thế bán tháo của thị trường. Các mã như ITA, FLC, BGM… đã đồng loạt bị kéo xuống mức giá sàn.

Thanh khoản thị trường phiên ở mức khá cao do lượng lớn tiền bắt đáy hoạt động rất tích cực đã hút một lượng lớn cổ phiếu của nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán bằng mọi giá trong trạng thái hoảng loạn.

CTCK nói gì?

Theo CTCP Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) , các thông tin đa chiều thiếu tích cực của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc khiến tâm lý hoảng sợ lên cao đẩy áp lực bán tại mọi mức giá xuất hiện cầu nhằm nhanh chóng thoát vị thế lan ra hầu hết các mã khiến VN-Index có phiên mất điểm gần 5,3% - gần ngang với mức giảm điểm kỷ lục khi xuất hiện sự kiện Biển Đông.

Những lo ngại về tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc khi chỉ số PMI nước này trong tháng 8 tiếp tục giảm chỉ còn 47,1 điểm, tình hình chính trị bất ổn gia tăng ở Hy Lạp và sự bất định về kế hoạch tăng lãi suất của Mỹ đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán toàn cầu trong phiên Thứ Sáu tuần trước, tạo hiệu ứng tiêu cực lan tỏa sang phiên giao dịch Thứ Hai đầu tuần. Toàn bộ thị trường Châu Á đồng loạt điều chỉnh giảm điểm rất mạnh.

Chứng khoán Trung Quốc phá đáy ngày 8/7, giảm tới hơn 8,4%, chỉ số hàng hóa Bloomberg Commodity Index rớt 1,6%, giá dầu Brent xuống dưới 45 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2009 là những nhân tố tác động rất mạnh khiến thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào vòng xoáy giảm điểm của thị trường chứng khoán thế giới.

Bên cạnh đó, CTCK Bảo Việt (BVSC)cũng cho rằng diễn biến tiêu cực ở các thị trường chứng khoán trên thế giới trước lo ngại về việc FED nâng lãi suất và nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc là 1 trong những nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam giảm điểm mạnh trong phiên hôm nay. Ngoài ra, thị trường hàng hóa, tiền tệ cũng đã đồng loạt giảm mạnh.

Trong khi đó, theo ý kiến của CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) , nguyên nhân gây ra sự hoảng loạn hôm nay gồm có: (1) TTCK Trung Quốc giảm mạnh hơn 8,49% (có những lúc gần 9% trong phiên) kéo theo đà rơi của chứng khoán toàn cầu, (2) Tỷ giá vẫn đang cho thấy bức tranh căng thẳng khi các NHTM vẫn duy trì giá bán ở mức kịch trần và tỷ giá thị trường tự do vẫn cao hơn mức trần và (3) Áp lực và nỗi lo về khả năng giải chấp sẽ tiếp tục mạnh hơn trong những ngày tới.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBankSC) cũng cho rằng giá dầu tiếp tục sụt giảm và những bất ổn trên thị trường tiền tệ đã khiến đà bán tháo chứng khoán diễn ra trên toàn cầu. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu của các quỹ ETF sắp đến trong bối cảnh FED sắp tăng lãi suất sẽ tạo làn sóng bán tháo cổ phiếu tại thị trường các nước mới nổi tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư.

Trong nước, tỷ giá cũng tăng kịch trần, kỳ vọng về nới room và quá trình tái cơ cấu ngân hàng chưa rõ ràng đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan. Đà bán tăng mạnh khiến hàng loạt các mã giảm sàn, chỉ số 2 sàn lao dốc mạnh hơn cả biến động Biển Đông.

VietinbankSC cho rằng việc giảm điểm có lẽ đến từ nhà đầu tư trong nước, trong khi đó khối ngoại tiếp tục gia tăng mạnh mua vào hơn 186 tỷ đồng trên cả 2 sàn.


Bình Minh

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015