[Thống kê 21 CTCK] Gần 15.800 tỷ đang nằm chờ, tiền mặt tăng 30% trong năm 2014

StockBiz- 24/03/2015

Thông kê tại 21 CTCK lớn cho thấy, tại thời điểm 31/12/2014, lượng tiền và các khoảng tương đương tiền tại các công ty này đạt gần 15.800 tỷ đồng, tăng 30,3% so với thời điểm cuối năm 2013, tiền gửi của nhà đầu tư chiếm tới hơn một nửa, đạt hơn 7.900 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với thời điểm cuối năm 2013.

 Lượng tiền mặt dồi dào nằm tại các CTCK ngày càng tăng cho thấy dòng tiền vẫn chực chờ tìm kiếm các cơ hội đầu tư.

Đứng đầu trong các CTCK là CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI . Năm 2014 công ty này có tiền và các khoản tương đương tiền lớn nhất với hơn 1.952 tỷ đồng, trong đó, tiền gửi của nhà đầu tư cũng chiếm tới 52,5% và đạt tới hơn 1.024,7 tỷ đồng. Ngoài ra SSI còn có 1.924 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn trên 3 tháng để dưới dạng "đầu tư ngắn hạn". Như vậy nếu tính riêng tiền của công ty, SSI có tới hơn 2.850 tỷ đồng.

 


Đứng thứ hai là CTCK VNDirect (1681 tỷ) và thứ 3 là SHS (tiền và tương đương tiền 1.600 tỷ, tiền của nhà đầu tư 590 tỷ), HCM (1.507 tỷ, tiền nhà đầu tư 720 tỷ) tuy nhiên trong nhóm này HCM không vay mượn trong khi SHS vay ngắn hạn 465 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, MBKE và VCBS có lượng tiền gửi của NĐT chiếm tới hơn 90% lượng tiền và các khoảng tương đương tiền của các công ty này. Trong đó, lượng tiền gửi NĐT của MBKE là hơn 211 tỷ đồng, nhưng tiền và các khoảng tương đương tiền của MBKE chỉ đạt hơn 214 tỷ đồng (98,8%). Tỷ lệ tiền gửi NĐT/tiền của CTCK VCBS cũng lên tới 93%.

 


Như vậy, có thể thấy được một lượng tiền rất lớn đang nằm chờ tại tài khoản NĐT và dòng tiền này sẵn sàng tham gia thị trường bất cứ khi nào nếu như có dấu hiệu khởi sắc được phát ra. Bên cạnh đó, với lượng tiền gửi lớn như vậy, chúng ta cũng có thể thấy được thị trường chứng khoán vẫn khá tiềm năng với các NĐT trong bối cảnh các kênh đầu tư khác chưa đủ hấp dẫn.

Trước đây, gửi tiết kiệm vẫn là một kênh đầu tư đầy hấp dẫn. Tại thời điểm đó, lúc thị trường chứng khoán giảm điểm hoặc rung lắc thì nhà đầu tư thường rút tiền và chọn việc gửi tiết kiệm sẽ giúp bảo toàn vốn mà vẫn sinh lời tốt nhờ lãi suất cao.

Tuy nhiên, với việc lãi suất ngân hàng liên tục giảm mạnh đã khiến kênh đầu tư này không còn đủ hấp dẫn. Cụ thể, với đợt giảm lãi suất mới từ đầu tháng 3/2015, mức lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ghi nhận thấp nhất trên thị trường chỉ còn 4%/năm.

Quan sát lượng tiền tại các CTCK cũng cho nhà đầu tư bức tranh về tiềm lực tài chính của các CTCK, ở thời điểm hiện tại thị phần môi giới tập trung hầu hết tại các CTCK có tiềm lực tài chính lớn, đủ nguồn vốn cung cấp các sản phẩm cho vay cho nhà đầu tư. Thông tư 36 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/2 vừa qua đã thu hẹp cửa cho vay chứng khoán từ ngân hàng, sắp tới đây nếu dự thảo sửa đổi thông tư 210 chính thức có hiệu lực, các CTCK sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn.Theo đó, dự thảo quy định một số điều khoản mới về việc một CTCK chỉ có thể huy động vốn từ (a) các tổ chức tín dụng hoặc các cổ đông; và từ (b) phát hành chứng khoán thông qua phát hành riêng lẻ hoặc chào bán công khai hoặc (c) vay các khoản nợ thứ cấp. Và cấm bất kỳ hình thức huy động vốn từ các hợp đồng hợp tác ba bên.

 

Bình An
 

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015