MBKE: Tương lai khó đoán, NĐT cần chuẩn bị vị thế linh động

http://ndh.vn- 21/08/2018

Tại hội thảo“Thị trường chứng khoán nửa cuối 2018: Cơ hội có đủ lớn?” ông Chua Hak Bin, Kinh tế gia trưởng của Tập đoàn Maybank Kim Eng đánh giá tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại, trước đây có 3 đầu tàu kéo tăng trưởng kinh tế toàn cầu là Mỹ - châu Âu – Trung Quốc nhưng nay chỉ còn 2 là Mỹ - Trung Quốc. Thế nhưng, chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung đang leo thang đe dọa xuất khẩu và triển vọng tăng trưởng, ảnh hưởng rõ nét là PMI của các nước châu Á chững lại.

Nền kinh tế hiện đã toàn cầu hóa, cho nên khi Mỹ đánh thuế lên Trung Quốc hay ngược lại đều có sự ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Ví dụ như trường hợp của Apple, sản xuất điện thoại Iphone tại Trung Quốc gồm chuỗi linh kiện được sản xuất ở nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tuy nhiên, cung cầu trên thế giới không biến mất mà chỉ chuyển từ nước này sang nước khác nên trong thách thức cũng có cơ hội. Rất có thể sẽ có sự dịch chuyển thương mại sang khối ASEAN (bao gồm Việt Nam) - những nguồn nhập khẩu chính của Mỹ cho sản phẩm áp thuế lên Trung Quốc như máy vi tính, chíp, vi mạch điện tử, thiết bị bán dẫn, ghế, nội thất khác và lốp cao su.

Đặc biệt, liên quan đến Việt Nam nhiều nhất có lẽ là ngành du lịch, Việt Nam có thể sẽ thu hút được du khách Trung Quốc đến thay thế Mỹ. Theo thống kê thì châu Á có tốc độ tăng trưởng về thu hút du khách Trung Quốc ở hai con số và giảm dần ở Mỹ.

Ngoài ra, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã có động thái phân tán hoạt động sản xuất ra các nước khác, trong đó Việt Nam là điểm đến lý tưởng do vị trí địa lý, khả năng cung cấp nguồn lao động giá rẻ.

Dưới sức ép lớn của chiến tranh thương mại, đồng nhân dân tệ mất giá tạo áp lực lên VND cũng như đồng tiền các nước ASEAN. Trong trường hợp chiến tranh thương mại căng thẳng hơn thì các đồng tiền khu vực ASEAN sẽ tiếp tục dao động trong khoảng 3-4%. Riêng với VND có điểm lạc quan là cán cân thương mại dương, thặng dư tài khoản vãi lai lớn tương đương 8% GDP sẽ góp phần củng cố tỷ giá, giúp Việt Nam đối phó chiến tranh thương mại.

Mặt khác, VND trong quá khứ có một số đợt giảm giá nhiều do lạm phát cao. Tuy Việt Nam có dấu hiệu quay trở lại của lạm phát nhưng không quá quan ngại, thường lạm phát cao diễn ra khi tốc độ tăng tưởng tín dụng ngoài kiểm soát.

Tóm lại, ông Chua Hak Bin cho rằng các nhà đầu tư cần chuẩn bị một vị thế linh động nhất có thể bởi đang đối mặt với tương lai khó đoán. Nếu gói đánh thuế 25% trên 200 tỷ USD của Mỹ lên Trung Quốc thật sự diễn ra thì thị trường chịu cú sốc khá lớn.

Rủi ro thị trường cao hơn so với năm 2017

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng Bộ phận phân tích khối khách hàng cá nhân MBKE nhận định thị trường hiện rủi ro hơn so với năm 2017. Thị trường 6 tháng cuối năm trong kịch bản lạc quan nhất là VN-Index tăng lên 1.302 điểm, kịch bản trung tính 1.109 điểm và kịch bản xấu là 820 điểm.

Ông Lâm cho rằng từ cuối tháng 6 đến 1/8 khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra thì thị trường Việt Nam giảm mạnh hơn cả Trung Quốc, trong khi Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines có mức tăng bình quân 7%. 3 tuần của tháng 8, sự hồi phục trở lại cho thấy thị trường Việt Nam đã phản ứng thái quá với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Thêm nữa, có nhiều yếu tố cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang có vùng định giá tương đối rẻ hơn 35-40% so với các nước khác trong khu vực.

Thứ nhất, cùng với đợt giảm mạnh vừa qua, PE thị trường Việt Nam đã giảm về 17,4 lần so với mức cao nhất 21.7 lần. So sánh chung thị trường mới nổi thì PE thị trường Việt Nam vẫn đắt (15,64 lần), nhưng so sánh với 4 quốc gia tương đương thì rẻ hơn (18,45 lần).

Thứ hai, tốc độ tăng GDP của Việt Nam nằm ở tốp các nước tăng cao nhất trong nhóm các quốc gia Đông Nam Á. Quốc gia có PE rẻ nhất là Thái Lan do có GDP thấp nhất 3,9%.

Thứ ba, VN-Index chịu tác động của các cổ phiếu vốn hóa lớn, riêng 5 cổ phiếu có vốn hóa cao là VIC, VHM, VNM, VCB, GAS chiếm 40%. Nhiều quốc gia trong khu vực cũng có nhóm cổ phiếu tác động lớn đến chỉ số chung nhưng điểm khác biệt là PE của 5 doanh nghiệp tác động thị trường tại Việt Nam cao hơn hẳn, chênh lệch PE khá lớn giữ tốp 5 và VN-Index. Sau khi điều chỉnh thì PE của VN còn 14,5 lần trong khi trung bình của 4 nước ASEAN tương đương (Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines ) là 17 lần.

Cuối cùng, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN-5 (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam) duy trì mức mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay. Nếu loại trừ giá trị mua thỏa thuận các thương vụ IPO lớn như VHM, FRT, TCB, HDB và YEG thì Việt Nam bị bán ròng ít nhất 19 triệu USD.

 

Nguồn: http://ndh.vn/mbke-tuong-lai-kho-doan-ndt-can-chuan-bi-vi-the-linh-dong-20180817110513227p4c146.news

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015