Bước giá mới làm nản lỏng nhà đầu cơ chứng khoán?

StockBiz- 22/09/2016

Vừa qua, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã đưa bước giá giao dịch mới dành cho các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giao dịch trên HOSE và đã dẫn tới nhiều phản ứng khác nhau trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Bước giá nhỏ làm nản lòng nhà đầu cơ

Theo đó có 3 bước giá: dưới 10.000đồng/cổ phiếu bước giá 10 đồng, từ 10.000 - 49.950 đồng bước giá 50 đồng và từ 50.000 đồng trở lên bước giá 100 đồng. Riêng với chứng chỉ quỹ ETF, bước giá 10 đồng với tất cả các mức giá.

Thị trường đã có những phản ứng theo hướng không tích cực đối với những bước giá mới này do nhiều yếu tố.

Yếu tố thứ nhất do bước giá quá nhỏ so với trước nên làm nản lòng những nhà đầu cơ khi lợi nhuận bị co lại không đủ bù phí và thuế cho nhà đầu tư.

Thứ hai là bước giá nhỏ làm che 3 mức giá bên mua, bên bán trên bảng điện dẫn tới khó ước lượng cung cầu hơn. Về góc độ “đội lái” thì cũng khó “làm giá” hơn do xuất hiện rất nhiều bước giá với các khối lượng khác nhau.

Nếu nói thị trường là nơi thử chính sách rõ nét nhất thì có thể thấy nhà đầu tư có vẻ dè dặt hơn trong việc đặt lệnh mua bán. Nếu nhìn dưới góc độ giá trị giao dịch khớp lệnh toàn thị trường thì tuần qua, giá trị giao dịch giảm 9,6%. Cụ thể tổng giá trị giao dịch tuần qua đạt xấp xỉ 11.064 tỷ đồng so với 12.245 tỷ đồng tuần trước đó. Tuy nhiên, về khối lượng giao dịch thì lại tăng so với tuần trước khi áp dụng bước giá mới khi tăng 13,3%.

Cụ thể, tuần trước chỉ có 487,15 triệu cổ phiếu được khớp lệnh so với 552,12 triệu cổ phiếu trong tuần áp dụng bước giá mới. Từ dữ liệu trên có thể thấy việc áp dụng bước giá mới làm tăng thanh khoản của toàn thị trường nhưng thanh khoản tăng ở các cổ phiếu có thị giá nhỏ.

Mức độ nhỏ, nhuyễn để phù hợp thông lệ chung

Theo HOSE, bước giá này nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể mức độ nhỏ nhuyễn của đơn vị yết giá mới phù hợp với thông lệ chung của các thị trường khu vực.

Đơn vị yết giá nhỏ nhất của Thái Lan, Đài Loan khoảng 07 VNĐ, Singapore 16 VNĐ, Hàn Quốc 19 VNĐ… đồng thời phù hợp với tiền tệ của Việt Nam, đảm bảo dễ nhớ, dễ sử dụng đối với nhà đầu tư.

Cùng với những bước giá tại các thị trường trên, theo tìm hiểu của người viết thì bước giá tại các thị trường chứng khoán phát triển thế giới cũng nhỏ như Việt Nam. Vì vậy có thể thời gian đầu thị trường sẽ có chút bỡ ngỡ với bước giá này, tuy vậy đây cũng là thông lệ quốc tế mà sở chứng khoán các nước đang áp dụng.

Một trong ví dụ cụ thể, bước giá của chứng khoán Australia chỉ là 1 cent. Nếu tính tương đương với bước giá nhỏ nhất của Việt Nam là 10 đồng thì cũng là 1% (10/1000 đồng và 1 cent/1AUD). Một cổ phiếu đang có thị giá 17,65 AUDcác bước giá của cổ phiếu này là 17,66 AUD hay 17,64 AUD và tương tự. Cho nên có thể nói bước giá mới này của HOSE cũng giống với bước giá tại các sở giao dịch chứng khoán khác trên thế giới.

Điều đáng quan tâm nhất lúc này của nhà đầu tư là thanh toán T+. Phần lớn nhà đầu tư mong muốn được mua bán chứng khoán cùng phiên như Thông tư 203 (năm 2015) của Bộ Tài chính.

Tuy vậy, thực tế việc mua bán cùng phiên mới chỉ tạo thuận lợi cho thị trường ở chỗ nhà đầu tư được cùng đặt lệnh mua, lệnh bán trên hệ thống trong phiên khớp lệnh liên tục. Đây là nhu cầu chính đáng của nhà đầu tư trên thị trường để có thể phòng chống rủi ro, kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Còn đối với các công ty chứng khoán cũng sẽ được hưởng lợi khi thanh khoản tăng lên. Theo nhiều ý kiến thì thanh toán T0 sẽ có thể được triển khai trong năm 2017 cùng với thị trường chứng khoán phái sinh.

Về thanh toán bù trừ T+, hiện nay các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng đều phổ biến ở T+3, T+2 như chứng khoán Việt Nam. Các nước xung quanh chúng ta như Campuchia, Lào áp dụng thanh toán T+2. Chứng khoán Hong Kong là T+2, chứng khoán Trung quốc là T+3 (đối với chứng khoán loại B, chứng khoán loại A là T+0). Chứng khoán Australia và New Zealand là T+2 (mới rút ngắn T+2 từ ngày 07/03/2016). Ngay cả thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ, thanh toán T+2 dự kiến được áp dụng từ ngày 05/09/2017.

Cũng khá giống Việt Nam, chứng khoán các nước cũng có khác nhau một chút về ngày T đối với các đối tượng khác nhau (tiền, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…). Như với cổ phiếu thì chứng khoán Việt Nam là T+3 (cuối ngày T+2) trong khi tiền là T+2. Chứng khoán Trung Quốc với chứng khoán loại A thì thanh toán bù trừ T+1 với tiền và T+0 với chứng khoán. Trong khi đó với chứng khoán loại B thì cả tiền và chứng khoán đều được thanh toán T+3.

Với góc nhìn đa chiều, chúng ta thấy rằng bước giá mới và quy định thanh toán T+ của chứng khoán Việt Nam hiện nay đang tiến gần tới chuẩn thế giới mà phần lớn các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới đang áp dụng.

Ngoài thay đổi bước giá, việc thay đổi số lượng đặt lệnh tối đa lên 500.000 đơn vị/lệnh và không cho hủy sửa trong phiên ATO, ATC cũng góp phần minh bạch giao dịch, tăng tiện ích và bảo vệ nhà đầu tư hơn. Những việc này cũng có thể là bước đi của thị trường để chuẩn bị cho chứng khoán phái sinh và đủ điều kiện để các tổ chức nước ngoài nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên (Frontier market) lên thị trường mới nổi (Emerging market) trong thời gian tới.

 

TRUNG HIẾU - KIS

 


Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015