Hãy cẩn trọng khi thị trường tăng mà khối lượng giao dịch thấp

StockBiz- 19/08/2016

Môi trường lãi suất tiền gửi thấp và lợi suất trái phiếu âm đang khiến ngày càng nhiều các nhà đầu tư bắt đầu tích trữ tiền mặt.

 Thị trường chứng khoán toàn cầu vào thời điểm hiện tại đang liên tục thiết lập đỉnh mới, mang tới sự lạc quan cho một số nhà đầu tư. Tuy nhiên, một số khác lại ưu tiên việc nắm giữ tiền mặt hoặc đầu tư vào các hình thức thay thế khác.

Một cuộc khảo sát được ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BofA) thực hiện vào tháng 7 cho thấy tiền mặt đang chiếm 5,8% trong tỷ trọng danh mục đầu tư toàn cầu – mức cao nhất kể từ tháng 11/2001.

BofA cho biết niềm tin của nhà đầu tư trên toàn cầu đang duy trì ở mức thấp. Những nhà phân phối tài sản toàn cầu đang nắm giữ tiền mặt ở mức cao nhất trong vòng 15 năm qua trong khi đó tỷ trọng chứng khoán trong danh mục đầu tư của họ rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Tiền mặt vs Chứng khoán

Một cuộc nghiên cứu mới đây của Wealth-X Billionaire Census cho thấy những tỷ phú trên thế giới đang nắm giữ hơn 1.700 tỷ USD tiền mặt. Theo nghiên cứu này, các tỷ phú đang rút tiền khỏi mọi nơi có thể do quan ngại những bất ổn của nền kinh tế. Số lượng các thỏa thuận được giao dịch bằng tiền mặt đã tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay.

Nhà kinh tế trưởng Alastair Winter của Daniel Stewart cho biết việc nắm giữ tiền mặt là dấu hiệu xấu đối với niềm tin của nhà đầu tư nhưng lại hoàn toàn hợp lý vào thời điểm này.

Giá cổ phiếu và trái phiếu hiện nay chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương đã nới lỏng chính sách tiền tệ (trực tiếp) và đưa ra dự báo vô thời hạn cho những chính sách này (gián tiếp). Việc nắm giữ tiền mặt đang là xu hướng vào thời điểm này nhưng khi lạm phát tăng nhanh, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy khó khăn hơn.

 Cuộc trưng cầu dân ý tại Anh diễn ra ngày 23/6 với kết quả ủng hộ nước này rời Liên minh Châu Âu (EU) đã gây ra sự bất ổn chi các thị trường toàn cầu và khiến lợi suất của các kênh đầu tư truyền thống như lãi suất rơi xuống mức thấp kỷ lục. Sự bất ổn từ sự kiện Brexit cũng đã khiến thị trường ngoại hối và chứng khoán biến động. Khi đó, các nhà đầu tư cần phải rất thông minh để biết mình cần đầu tư vào đâu.

Ba chỉ số chứng khoán của Mỹ là Dow Jones, S&P 500 và NASDAQ đã lần đầu tiên kể từ năm 1999 cùng nhau thiết lập đỉnh mới trong cùng 1 ngày trong bối cảnh các nhà đầu tư để mắt tới sự phục hồi của giá dầu và kết quả kinh doanh quý II/2016 của các công ty lớn. Niềm tin của các nhà đầu tư tại Phố Wall cũng đã xuất hiện trên thị trường châu Á nhưng không thể giúp thị trường châu Âu tăng lên mạnh mẽ.

Tuy nhiên, khi chứng khoán toàn cầu đang rất “xanh” như thời điểm này, câu hỏi được đặt ra rằng liệu các nhà đầu tư còn lạc quan được bao lâu?

Trong cuộc phỏng vấn ngày 12/8 trên CNBC, giám đốc chiến lược thị trường Sandy Jadeja của SignalPro cho rằng đà tăng mạnh hiện nay đã diễn ra được một thời gian và chắc chắn sẽ tiếp tục ít nhất là trong thời gian ngắn sắp tới.

Các số liệu kỹ thuật cho thấy mô hình phân kỳ chuẩn bị xảy ra và đà tăng này sẽ không duy trì được quá lâu.

Vậy cuối cùng các nhà đầu tư sẽ lại tích trữ tiền mặt? Chuyên gia phân tích cao cấp Craig Erlam của OANDA cho rằng các nhà đầu tư sẽ chỉ ưu tiên tích trữ tiền mặt thay vì đầu tư vào cổ phiếu vào thời điểm thị trường chứng khoán đang tăng trưởng tốt khi niềm tin thị trường có xu hướng xấu đi.

Nếu thị trường tăng điểm nhưng khối lượng giao dịch thì không, đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy thị trường đang chuyển động quá mức. Nếu nhìn vào vị trí của thị trường hiện tại, thời điểm trong năm và những rủi ro ngày càng tăng cao, việc các nhà đầu tư trở nên bảo thu hơn là chuyện bình thường.

Ông Erlam giải thích rằng việc các nhà đầu tư nắm giữ nhiều tiền mặt chưa chắc đã có nghĩa là thị trường đã đạt đỉnh hay sẽ có bán tháo để điều chỉnh thị trường. Đó chỉ là chỉ dẫn cho các nhà đầu tư rằng môi trường đầu tư hiện tại đang trở nên kém thoải mái hơn mà thôi.

 

Thạch Thảo - Theo CNBC

 


Tuyên bố trách nhiệm:  Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Giao dịch trực tuyến

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài liên hệ:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Giải đáp thắc mắc:
  • (028) 44 555 888
  • (028) 38 271 020
  • Ext: 2
  • Đặt lệnh qua điện thoại:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
  • Hỗ trợ trực tuyến:
  • (028) 44 555 888 - Ext: 1
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên internet số 93/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 12/8/2015